altMục: Tư vấn du lịch Lào

Nội dung: Lễ hội tắm Phật tai Lào

Ads by Viet Care Travel

Lễ tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của lễ hội Phật đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Nghi thức này vốn đã xuất hiện khá lâu tại Ấn Độ, Trung Á và Trung Hoa, và ngày nay được duy trì trong hầu hết các cộng động Phật giáo khắp nơi như là một cử chỉ, một hành động để tỏ lòng tôn kính, hân hoan của người con Phật đối với sự xuất hiện của đấng Giác Ngộ trên cuộc đời này, cách đây hơn 2600 năm

Nguồn gốc của lễ tắm Phật xuất phát từ sự kiện đản sanh của Thái tử Tất-đạt-đa tại vườn Lâm-tỳ-ni. Các bản kinh thuộc hai truyền thống Nam và Bắc truyền đều ghi lại rằng khi hoàng hậu Ma-da đản sanh Thái tử, từ trên không trung có hai dòng nước của chư thiên, một ấm một mát, rưới xuống để tắm cho hoàng hậu và Thái tử. sự kiện này được ghi lại trong kinh Đại bổn (Trường Bộ II), kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp (Trung Bộ III), lời mở đầu của bản chú giải truyện Bổn Sanh (Nidānakatha). Theo bộ Đại sự (Mahāvastu), khi Thái tử ra đời, hai dòng nước ấm và lạnh thơm dịu, trong lành từ trên không trung rưới xuống để tắm cho Thái tử. Tác phẩm Phật sở hành tán của ngài Mã Minh cũng ghi lại như trên.Riêng kinh Phổ diệu thì ghi lại rằng lúc ấy từ trên hư không có chín con rồng phun nước xuống để tắm cho Thái tử. Căn cứ vào các tác phẩm này, các nghệ nhân Phật giáo đã mô tả lại cảnh đản sanh của Thái tử với rồng phun nước trong nhiều tác phẩm điêu khắc tại Lộc Uyển phía Bắc Ấn và Amarāvatī tại Nam Ấn. Một tác phẩm thuộc trường phái Gandhara được lưu giữ tại bảo tàng Peshawar (Pakistan) mô tả cảnh hai cung nữ đứng hầu bên Thái tử, bên trên có trời Đế Thích và Phạm Thiên rưới nước từ cành hoa sen để tắm cho Thái tử, hai bên Thái tử lại có bốn vị chư thiên đang cung kính chiêm ngưỡng.

Theo kinh Quá khứ hiện tại nhân quả, khi Thái tử ra đời có bốn vị Thiên vương dùng vải quý cõi trời nâng Thái tử, Thích Đề Hoàn Nhơn mang lọng báu cùng Đại Phạm Thiên đứng hầu hai bên. Lúc đó có hai vị Long vương là Nan-đà và Ưu-ba-nan-đà từ trên hư không phun hai dòng nước ấm và mát để tắm thân Thái tử. Có lẽ chính sự cung kính của chư thiên đối với sự kiện đản sanh của Thái tử được mô tả trong bản kinh này đã tạo nguồn cảm hứng để về sau trong mùa Phật đản, người Phật tử thường tôn trí tượng đản sanh trong một bồn hay thau sạch và quý, đặt trong điện thờ Phật hay một nơi nào đó trang nghiêm, dùng nước sạch có ướp các loài hoa thơm để làm lễ tắm Phật nhằm tưởng nhớ đến ân đức của đức Phật và bày tỏ niềm tôn kính sâu xa đối với Ngài.Tuy chưa thể xác định được thời điểm cụ thể của sự xuất hiện lễ tắm Phật tại Ấn Độ, nhưng điều chắc chắn là lễ nghi này vốn phát xuất từ Ấn Độ trước khi được lưu truyền đến các quốc gia Phật giáo khác. Kinh Đại bảo tích có ghi lại chuyện công chúa Vimaladattā, con gái của vua Ba-tư-nặc ở thành Xá-vệ cùng với năm trăm Bà-la-môn ra khỏi thành, mang theo những lọ đựng đầy nước để dự lễ tắm tượng của một vị trời.

Đoàn người vừa ra khỏi cổng thành thì gặp một số vị Tỳ-kheo. Các Bà-la-môn này cho rằng việc gặp đoàn Tỳ-kheo như thế là điềm chẳng lành nên bàn nhau quay về. Nhưng khi ấy công chúa Vimaladattā bằng cung cách từ ái và trí tuệ sắc sảo của mình đã giải thích cho các Bà-la-môn, khiến họ khởi tâm kính tín đối với Phật pháp. Câu chuyện này cho thấy sự tương hệ nào đó giữa lễ tắm Phật trong Phật giáo và lễ tắm tượng các vị thần trong Bà-la-môn giáo. Từ xa xưa, tín đồ Ấn giáo xem sông Hằng như một vị nữ thần linh thiêng và rằng nước của con sông này có khả năng rửa sạch tội lỗi cho những ai có nhân duyên được tắm và cầu nguyện ngay trong dòng sông ấy. Nhưng trong kinh Tự thuyết (Udāna) đức Phật đã khẳng định rằng không có nước của sông nào có thể rửa sạch được tội lỗi và làm cho con người ta được thanh tịnh, dù đó là sông Hằng hay sông Già-da, mà chính sự thực hành pháp chân chính mới giúp cho con người được tịnh hóa.Lễ tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của lễ hội Phật đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Nghi thức này vốn đã xuất hiện khá lâu tại Ấn Độ, Trung Á và Trung Hoa, và ngày nay được duy trì trong hầu hết các cộng động Phật giáo khắp nơi như là một cử chỉ, một hành động để tỏ lòng tôn kính, hân hoan của người con Phật đối với sự xuất hiện của đấng Giác Ngộ trên cuộc đời này, cách đây hơn 2600 năm.

Nguồn gốc của lễ tắm Phật xuất phát từ sự kiện đản sanh của Thái tử Tất-đạt-đa tại vườn Lâm-tỳ-ni. Các bản kinh thuộc hai truyền thống Nam và Bắc truyền đều ghi lại rằng khi hoàng hậu Ma-da đản sanh Thái tử, từ trên không trung có hai dòng nước của chư thiên, một ấm một mát, rưới xuống để tắm cho hoàng hậu và Thái tử. sự kiện này được ghi lại trong kinh Đại bổn (Trường Bộ II), kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp (Trung Bộ III), lời mở đầu của bản chú giải truyện Bổn Sanh (Nidānakatha). Theo bộ Đại sự (Mahāvastu), khi Thái tử ra đời, hai dòng nước ấm và lạnh thơm dịu, trong lành từ trên không trung rưới xuống để tắm cho Thái tử. Tác phẩm Phật sở hành tán của ngài Mã Minh cũng ghi lại như trên.Riêng kinh Phổ diệu thì ghi lại rằng lúc ấy từ trên hư không có chín con rồng phun nước xuống để tắm cho Thái tử. Căn cứ vào các tác phẩm này, các nghệ nhân Phật giáo đã mô tả lại cảnh đản sanh của Thái tử với rồng phun nước trong nhiều tác phẩm điêu khắc tại Lộc Uyển phía Bắc Ấn và Amarāvatī tại Nam Ấn. Một tác phẩm thuộc trường phái Gandhara được lưu giữ tại bảo tàng Peshawar (Pakistan) mô tả cảnh hai cung nữ đứng hầu bên Thái tử, bên trên có trời Đế Thích và Phạm Thiên rưới nước từ cành hoa sen để tắm cho Thái tử, hai bên Thái tử lại có bốn vị chư thiên đang cung kính chiêm ngưỡng.

Theo kinh Quá khứ hiện tại nhân quả, khi Thái tử ra đời có bốn vị Thiên vương dùng vải quý cõi trời nâng Thái tử, Thích Đề Hoàn Nhơn mang lọng báu cùng Đại Phạm Thiên đứng hầu hai bên. Lúc đó có hai vị Long vương là Nan-đà và Ưu-ba-nan-đà từ trên hư không phun hai dòng nước ấm và mát để tắm thân Thái tử. Có lẽ chính sự cung kính của chư thiên đối với sự kiện đản sanh của Thái tử được mô tả trong bản kinh này đã tạo nguồn cảm hứng để về sau trong mùa Phật đản, người Phật tử thường tôn trí tượng đản sanh trong một bồn hay thau sạch và quý, đặt trong điện thờ Phật hay một nơi nào đó trang nghiêm, dùng nước sạch có ướp các loài hoa thơm để làm lễ tắm Phật nhằm tưởng nhớ đến ân đức của đức Phật và bày tỏ niềm tôn kính sâu xa đối với Ngài.

Tuy chưa thể xác định được thời điểm cụ thể của sự xuất hiện lễ tắm Phật tại Ấn Độ, nhưng điều chắc chắn là lễ nghi này vốn phát xuất từ Ấn Độ trước khi được lưu truyền đến các quốc gia Phật giáo khác. Kinh Đại bảo tích có ghi lại chuyện công chúa Vimaladattā, con gái của vua Ba-tư-nặc ở thành Xá-vệ cùng với năm trăm Bà-la-môn ra khỏi thành, mang theo những lọ đựng đầy nước để dự lễ tắm tượng của một vị trời. Đoàn người vừa ra khỏi cổng thành thì gặp một số vị Tỳ-kheo. Các Bà-la-môn này cho rằng việc gặp đoàn Tỳ-kheo như thế là điềm chẳng lành nên bàn nhau quay về. Nhưng khi ấy công chúa Vimaladattā bằng cung cách từ ái và trí tuệ sắc sảo của mình đã giải thích cho các Bà-la-môn, khiến họ khởi tâm kính tín đối với Phật pháp. Câu chuyện này cho thấy sự tương hệ nào đó giữa lễ tắm Phật trong Phật giáo và lễ tắm tượng các vị thần trong Bà-la-môn giáo. Từ xa xưa, tín đồ Ấn giáo xem sông Hằng như một vị nữ thần linh thiêng và rằng nước của con sông này có khả năng rửa sạch tội lỗi cho những ai có nhân duyên được tắm và cầu nguyện ngay trong dòng sông ấy. Nhưng trong kinh Tự thuyết (Udāna) đức Phật đã khẳng định rằng không có nước của sông nào có thể rửa sạch được tội lỗi và làm cho con người ta được thanh tịnh, dù đó là sông Hằng hay sông Già-da, mà chính sự thực hành pháp chân chính mới giúp cho con người được tịnh hóa


XE HÀ NỘI – LÀO

Hà Nội – Viêng Chăn 0914425788 / 02439998087 | HN – XiêngKhoảng 0914425788 / 02439998087 | Hà Nội – Luangprabang 0914425788 | Hà Nội – Savannakhet 0914425788 | Hà Nội – Thakhek 0914425788 | Hà Nội – VangVieng 0914425788 | HN – Muang Khoua - Oudomxay 0914425788 | Hà Nội - Cửa Khẩu Lao Bảo 0914425788

XE NGHỆ AN - LÀO ( VIETLAOBUS CHỈ CUNG CẤP THÔNG TIN CÁC NHÀ XE TỪ NGHỆ AN ĐI LÀO - KHÁCH ĐẶT VÉ VUI LÒNG LIÊN HỆ TRỰC TIẾP ĐẾN CÁC CHỦ XE)

Xe Thương Thường 0915958787 - 0986110083 | Xe khách Cường Quyết 0978 976 988 - 0947755656 | Xe Hải Ngân 099523666 |  Cường Tuyết 02056784545 | Xe Lữ Hùng 0969892109 – 95603836 | Xe khách Hùng Hoa 0987632333 - 0976898689

XE ĐÀ NẴNG – LÀO ( VIETLAOBUS CHỈ CUNG CẤP THÔNG TIN CÁC NHÀ XE TỪ ĐÀ NẴNG ĐI LÀO - KHÁCH ĐẶT VÉ VUI LÒNG LIÊN HỆ TRỰC TIẾP ĐẾN CÁC CHỦ XE)

Đi Viên Chăn: SƠN HƯỜNG 0914.081105 - 0905.677700 | Hải Vân 02363.649.375 | Danatraco 02363680670 | Châu Chinh 0937479647

TUYẾN ĐÀ NẴNG – PAKSE: Tuấn Nam 01229 370037 | Lào Tiển 02362245429

ĐÀ NẴNG – SANAVANKHET: Danatraco 02363680670

XE HỒ CHÍ MINH – CAMPUCHIA - PAKSE, LÀO ( VIETLAOBUS CHỈ CUNG CẤP THÔNG TIN CÁC NHÀ XE TỪ HCM ĐI LÀO - KHÁCH ĐẶT VÉ VUI LÒNG LIÊN HỆ TRỰC TIẾP ĐẾN CÁC CHỦ XE)

Nhà xe Bình Minh đi Pakse, Lào Số điện thoại Việt Nam: 0989475787 – Số điện thoại Campuchia: 855 979397020 - Số điện thoại Pakse 008562091799135 – 008562092419241

XE HỒ CHÍ MINH – CAMPUCHIA ( VIETLAOBUS CHỈ CUNG CẤP THÔNG TIN CÁC NHÀ XE TỪ HỒ CHÍ MINH ĐI CAMPUCHIA - KHÁCH ĐẶT VÉ VUI LÒNG LIÊN HỆ TRỰC TIẾP ĐẾN CÁC CHỦ XE)

KUMHO BUS 028.6291.5389 - 0945.611.611 | SORYA BUS  090 2575 765 - 0283 9209 438 | Sapaco Tourist 0283920 6706 | LONG PHUONG BUS – MAI LINH 02836061779 - 02839202929

XE GIA LAI - PAKSE ( VIETLAOBUS CHỈ CUNG CẤP THÔNG TIN CÁC NHÀ XE TỪ GIA LAI - PAKSE - KHÁCH ĐẶT VÉ VUI LÒNG LIÊN HỆ TRỰC TIẾP ĐẾN CÁC CHỦ XE)

Nhà xe Việt Lào Express chạy tuyến cố định: Gia Lai - Pleiku-Attapu-ThaTeng-Sekong-Pakse. Xe vẫn chạy đi về mỗi ngày Gia Lai -> Pakse và ngược lại. Xuất bến 6h30 sáng tại Bến xe Đức Long Gia Lai. Xuất bến 4h30 sáng tại Bến Xe Pakse Lào. Địa chỉ nhận hàng: văn phòng Kiot 39 Bến xe Đức Long Gia Lai. Hotline Tổng đài đặt vé: VN: 0328300360 - 0983214215. LAO: 02098302222 - 02098386888

Xe Tây Nguyên (Gia Lai) - Pakse | Danh sách xe đi Pakse Lào